Hướng dẫn thủ tục thông báo phát hành hóa đơn điện tử qua mạng cho các doanh nghiệp 2019 theo Thông tư 32. Thông tư này hướng dẫn về việc khởi tạo, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn điện tử khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Tổng Cục Thuế đã đề xuất đưa ra quy định bắt buộc năm 2019 các doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử. Bạn là chủ doanh nghiệp lần đầu muốn được áp dụng triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, có thể tham khảo bài hướng dẫn đăng ký hóa đơn điện tử sau một cách nhanh nhất.
Hóa đơn điện tử là gì?
Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử phải đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Hóa đơn điện tử gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.
Hình thức HĐĐT
Hóa đơn đã lập dưới dạng giấy nhưng được xử lý, truyền hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử không phải là hóa đơn điện tử
Giá trị pháp lý
Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
1. Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.
Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.
2. Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
Thủ tục đăng ký HĐĐT lần đầu với cơ quan thuế
Bước 1: Lập quyết định sử dụng hoá đơn điện tử (theo Mẫu số 1 Phụ lục của Thông tư 32)
Tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử trước khi khởi tạo hoá đơn điện tử phải ra quyết định áp dụng hoá đơn điện tử gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc bằng văn bản điện tử gửi thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế và chịu trách nhiệm về quyết định này (theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
Bước 2: Tìm nhà cung cấp phần mềm hoá đơn điện tử và ký hợp đồng sử dụng hoá đơn điện tử. Chọn mẫu hoặc thiết kế mẫu hoá đơn và lập thông báo phát hành hoá đơn điện tử theo mẫu 2 Thông tư 32
Trước khi sử dụng hóa đơn điện tử, tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải lập Thông báo phát hành hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thông báo phát hành hóa đơn điện tử (theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32) gồm các nội dung: tên đơn vị phát hành hoá đơn điện tử, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hoá đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn,ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số... đến số...)), ngày lập Thông báo phát hành; tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị (trường hợp gửi Thông báo phát hành tới cơ quan thuế bằng giấy); hoặc chữ ký điện tử của tổ chức phát hành (trường hợp gửi đến cơ quan thuế bằng đường điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế).
Bước 3: Làm thông báo phát hành hoá đơn qua mạng. Ký số vào hoá đơn điện tử mẫu và gửi hóa đơn điện tử mẫu
Tổ chức doanh nghiệp cần ký số vào hóa đơn điện tử mẫu và gửi hóa đơn điện tử mẫu theo đúng định dạng gửi cho người mua đến cơ quan thuế theo đường điện tử.
Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.
Lưu ý:
Theo quy định của thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27/04/2017, nếu cơ quan thuế không có phản hồi bằng văn bản về việc sử dụng hoá đơn điện tử của doanh nghiệp sau 2 ngày làm việc, thì doanh nghiệp nghiễm nhiêm được phép xuất hoá đơn điện tử 1 cách hợp pháp
Hiện nay, hóa đơn điện tử được sự hỗ trợ của phần mềm hóa đơn điện tử vì vậy, sau khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thành công doanh nghiệp phải đăng ký với đơn vị cung cấp phần mềm để được bắt đầu triển khai sử dụng hóa đơn điện tử
-----------------------------------------
Lựa chọn nhà cung cấp phần mềm HĐĐT uy tín nhất hiện nay
MKG e-invoice là một trong các đơn vị cung cấp uy tín tốt nhất và dễ sử dụng với các doanh nghiệp nhất.
- Xử lý, nhập thông tin của khách hàng, thông tin hàng hóa, đơn giá, thành tiền… một cách nhanh chóng
- Đáp ứng tất cả các tình huống phát hành hoá đơn như với hoá đơn giấy.
- Cam kết 100% Xử lý Bảo mật, An toàn dữ liệu hoá đơn.
- Có thể tích hợp dữ liệu với phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm kế toán và phần mềm bán hàng.
- Phát hành hóa đơn điện tử nhanh chóng chỉ với một vài click chuột
- Thay vì cách gửi hóa đơn giấy, bạn có thể gửi hóa đơn đến khách hàng qua tin nhắn, email
- Không tốn tiền cho việc in ấn, vận chuyển hóa đơn giấy. Bạn chỉ cần ở văn phòng và phát hành hóa đơn điện tử đơn giản
- Hoá đơn Điện tử có giá trị về mặt pháp lý như hoá đơn giấy và được pháp luật, Cục Thuế công nhận.
- Hoá đơn Điện tử rất phổ biến và đang có hàng nghìn khách hàng sử dụng
-----------------------------------------
Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí chi tiết về HĐĐT
Hotline: 19007166 - 0903327585 - 028.22207993
Email: nhuyk19@gmail.com